Đối với các mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm chắc hẳn đã từng tìm hiểu hoặc nghe qua về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, tên tiếng anh của phương pháp này là Baby Led Weaning (được viết tắt là BLW). Trong vài năm trở lại đây thì phương pháp ăn dặm tự chỉ huy được các mẹ bỉm sữa trên thế giới nói chung và các mẹ tại Việt Nam nói riêng áp dụng phổ biến. Đây là phương pháp khá khoa học, bé sẽ được quyền tự quyết định ăn số lượng bao nhiêu và ăn món gì tùy theo sở thích, ngoài vai trò là người cung cấp thức ăn và các vật dụng hỗ trợ con tự ăn thì ba mẹ sẽ phải tôn trọng các quyết định lựa chọn của bé mà không được tác động vào bữa ăn của con.
Thế nhưng, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy nên bắt đầu như thế nào thì lại là câu hỏi khiến nhiều bố mẹ khá đau đầu. Vậy, cần chuẩn bị những gì cho con bước vào giai đoạn ăn dặm? Ba mẹ cùng theo chân MBMart tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Khi ba mẹ quyết định cho con theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì cũng là lúc ba mẹ cần tìm hiểu về các đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu của ba mẹ như: Ghế ăn dặm, yếm ăn dặm, thìa dĩa và khay ăn. Thay vì tìm hiểu nên mua cho con bột ăn dặm ăn liền hay bột nấu, ăn cháo vỡ hay cháo nguyên hạt như phương pháp ăn dặm truyền thống. Việc tìm hiểu các đồ dùng dụng cụ hỗ trợ quá trình ăn dặm tự chỉ huy của con là góp phần vào sự thành công của phương pháp.
Thực đơn cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Các dụng cụ phục vụ cho quá trình ăn dặm tự chỉ huy của con bao gồm
*Ghế ăn dặm:
Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng ghế ăn dặm cho bé trong đó có ghế ăn nhựa và ghế ăn gỗ, được thiết kế đầy đủ các tính năng như: điều chỉnh được độ cao, gấp gọn lại khi không sử dụng. Việc của ba mẹ là lựa chọn một sản phẩm phù hợp với không gian nhà mình, nếu nhà đã có sẵn bàn ăn thì ba mẹ mua ghế nhựa thiết kế nhỏ gọn về buộc vào ghế ăn của người lớn; trường hợp gia đình không sử dụng bàn ăn thì mẹ có thể lựa chọn ghế ăn gỗ hoặc ghế ăn nhựa có chân cao.
Ghế ăn Mastela 07110, 07112 thiết kế gấp gọn tiện lợi
Ghế ăn Chicco Pocket cho bé khi buộc vào ghế ăn của gia đình
Ghế ăn gỗ Autoru thiết kế chân cao điều chỉnh 3 nấc
*Yếm ăn dặm:
Về sản phẩm yếm ăn dặm cho bé cũng khá đa dạng về chủng loại và màu sắc. Để đảm bảo cho bé không lấm bẩn ra quần áo thì ba mẹ có thể mua cho con những chiếc áo yếm có chất liệu nilon chống thấm. Tuy nhiên, để tiện hứng đồ ăn rơi và dễ dàng lau chùi vệ sinh thì mẹ có thể chọn cho con chiếc yếm ăn có máng silicone có chất liệu silicone hoặc nhựa dễ dàng vệ sinh.
Tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng mà mỗi mẹ có những sự lựa chọn riêng: có nhiều mẹ chọn yếm ăn bằng nhựa có máng, nhiều mẹ lại chọn yếm áo ăn dặm. Nhìn chung là chức năng của yếm là như nhau, sẽ không khó khăn cho các mẹ khi lựa chọn cho con.
Yếm ăn có máng silicon nhiều màu
Yếm áo ăn dặm xuất Nhật
*Khay ăn, thìa, dĩa:
Ở giai đoạn đầu tập ăn dặm theo phương pháp chỉ huy thì các bé sẽ ăn bốc, giai đoạn ăn bốc của bé sẽ kéo dài khoảng 2-3 tháng tùy theo từng mẹ quyết định. Có nhiều mẹ có thể cho con ăn bốc lâu hơn. Tuy nhiên, để giúp rèn luyện vận động tinh (khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay ở trẻ) và giúp giữ gìn vệ sinh cho con thì sau khoảng 2-3 tháng các mẹ nên cho con dùng bát thìa ăn dặm và dĩa để xúc thức ăn.
Ở giai đoạn này thì các dụng cụ như: Bát, thìa, dĩa, cốc uống nước là những vật dụng không thể thiếu đối với trẻ.
Thường các mẹ chọn những chiếc bát có đế mềm chống trượt hoặc có thể hút chân không dính vào mặt bàn ăn để chống đổ khi bé ăn
Bát thìa ăn dặm có đế hút chân không Upass UP5104CX
Bát ăn dặm chống trượt Upass UP5001NX
Cốc bình cho bé uống thì các mẹ nên chọn những chiếc có thiết kế van 1 chiều chống chảy nước ra ngoài ngay cả khi bé sơ ý làm đổ bình nước.
Thìa, dĩa thì mẹ nên chọn sản phẩm được làm bằng chất liệu nhựa mềm hoặc silicone giúp bé dễ cầm và đảm bảo an toàn tối đa cho bé.
Thìa ăn dặm silicon Dolphin (loại to)
Những lưu ý khi thực hiện phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Ở giai đoạn mới tập ăn 6-7 tháng tuổi:
Lúc này bé đang đùng tay để bốc thức ăn, ba mẹ nên cắt thức ăn thành những miếng dài vừa tầm tay bé cầm, khi chế biến không nên kỹ quá, bé dùng tay bóp nhuyễn hoặc cắn miếng to có thể gây nguy hiểm. Giai đoạn này chủ yếu giúp bé cảm nhận thức ăn và rèn luyện cầm nắm thức ăn nên mẹ cũng không cần phải quá căng thẳng liệu con có ăn được nhiều hay không? Ba mẹ cần theo dõi và hỗ trợ tránh trường hợp bé cắn miếng to sẽ dẫn đến hiện tượng nghẹn thức ăn.
Ở giai đoạn hình thành kỹ năng khoảng 8-9 tháng tuổi:
Lúc này bé đã quen thuộc với việc bốc thức ăn, cắn thức ăn và cơ thể có thể phản ứng nhè ra khi không nuốt được do cắn miếng to hoặc thức ăn cứng. Ba mẹ cần lưu ý chế biến món ăn bắt đầu cắt nhỏ hơn giai đoạn trước và cho bé dần làm quen với việc dùng thìa để lấy thức ăn. Ba mẹ vẫn phải quan sát tránh trường hợp bé xúc miếng to có thể gât nghẹn.
Ở giai đoạn thành thạo khoảng 10-12 tháng tuổi:
Ở giai đoạn này bé của ba mẹ đã biết dùng thìa, dĩa để lấy thức ăn một cách thành thạo. Khi chế biến món ăn mẹ cần cắt nhỏ thức ăn để bé dễ dàng xúc được bằng thìa hoặc dĩa khi ăn. Lúc này, bé đã khá thành thạo với việc tự xúc thức ăn mà không cần sự hỗ trợ của ba mẹ. Ba mẹ chỉ cần cung cấp đủ và đa dạng thức ăn để bé cảm thấy ngon miệng hơn. Ba mẹ cần quan sát và hỗ trợ trong trường hợp bé sơ ý dùng thìa dĩa có thể gây nguy hiểm cho bé.
Hy vọng với nhưng chia sẻ nho nhỏ trên đây sẽ phần nào giúp các mẹ có thêm thông tin để thực hiện quá trình cho bé yêu của mình ăn dặm tự chỉ huy. Chúc các mẹ thành công!