Không thể phủ nhận những lợi ích của việc đi xe đạp đối với trẻ nhỏ. Thế nhưng bé mấy tuổi đi xe đạp để vừa đảm bảo an toàn, vừa có lợi cho sự phát triển của trẻ. Trong bài viết dưới đây, Đồ Ghép Hình sẽ giúp ba mẹ hiểu thêm về xe đạp trẻ em cũng như thời điểm bé mấy tuổi đi xe đạp là phù hợp nhất. Theo dõi ngay nhé!
Danh Mục
Xe đạp trẻ em là gì?
Xe đạp trẻ em là loại xe được thiết kế riêng cho bé với kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng đơn giản với nhiều màu sắc bắt mắt. Xe đạp trẻ em có cách thức hoạt động giống xe đạp người lớn nhưng được cải tiến và trang bị thêm các phụ kiện như bánh phụ, chuông, bình nước…
Xe đạp trẻ em bao gồm những loại nào?
Xe đạp thăng bằng
Xe đạp thăng bằng được thiết kế phù hợp với trẻ từ 18 tháng tuổi. Cấu tạo của xe gồm có 1 khung xe, 2 bánh xe và không có bàn đạp. Bé chỉ cần ngồi trên yên xe và dùng lực từ bàn chân để đẩy giúp xe di chuyển theo ý muốn. Loại xe đạp này giúp bé học cách giữ thăng bằng, tăng sự phối hợp giữa tay và chân.
Xe đạp ba bánh
Xe đạp ba bánh là loại xe đạp trẻ em thích hợp với bé từ 1-4 tuổi. Thiết kế xe giống như một chiếc xe thông thường với tay cầm nhỏ gọn, 3 bánh xe với 1 bánh trước và 2 bánh sau. Đây không chỉ là món đồ chơi thú vị mà còn giúp trẻ giữ thăng bằng, rèn luyện các kỹ năng vận động.
Xe đạp bánh phụ
Loại xe đạp trẻ em tiếp theo cũng khá phổ biến là xe đạp bánh phụ. Xe được thiết kế như chiếc xe đạp bình thường, kết hợp với 2 bánh phụ hỗ trợ có kích thước nhỏ, được gắn vào trục sau của bánh xe chính. Mặc dù xe đạp bánh phụ giúp bé dễ tập luyện và tự tin hơn nhưng cũng khiến bé phụ thuộc và khó khăn trong việc tự giữ thăng bằng.
Xe đạp thể thao
Xe đạp thể thao được thiết kế giống với xe đạp thể thao của người lớn. Loại xe đạp trẻ em này không chỉ gây ấn tượng với kiểu dáng cá tính, năng động mà còn có nhiều kích cỡ phù hợp với chiều cao của trẻ.
Bé mấy tuổi đi xe đạp thì phù hợp nhất?
Nhiều phụ huynh thắc mắc bé mấy tuổi đi xe đạp là phù hợp nhất? Không có độ tuổi nhất định để bắt đầu cho trẻ đi xe đạp. Dựa vào sự phát triển thể chất, khả năng phối hợp và kỹ năng giữ thăng bằng của con mà ba mẹ quyết định thời điểm bắt đầu cho trẻ đi xe đạp.
Thông thường, bé từ 3-4 tuổi có thể sử dụng xe đạp trẻ em có bánh phụ. Trẻ 4-7 tuổi đã có sự phát triển về thể chất, sự linh hoạt của tay và nhân. Lúc này, bé đã có thể tập luyện và sử dụng xe đạp mà không cần sự hỗ trợ của bánh phụ.
Xe đạp trẻ em được thiết kế nhiều kích thước khác nhau, phù hợp với chiều cao của bé. Dưới đây là bảng tam chiếu kích thước xe đạp trẻ em phổ biến để ba mẹ tham khảo:
Kích thước bánh xe 12 inch: 85-105cm, 2-4 tuổi
Kích thước bánh xe 14 inch: 95-115cm, 3-5 tuổi
Kích thước bánh xe 16 inch: 105-130cm, 4-7 tuổi
Kích thước bánh xe 18 inch: 115-150cm, 5-9 tuổi
Kích thước bánh xe 20 inch: 125cm trở lên, 7 tuổi trở lên
Những lưu ý khi tập xe đạp cho bé
Ngoài yếu tố độ tuổi phù hợp thì khi tập xe đạp cho bé, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề an toàn dưới đây:
Mặc quần áo thoải mái
Khi cho bé tập xe đạp, ba mẹ nên chọn những trang phục thoải mái, không quá rộng hay quá chật. Đồng thời, chất liệu quần áo phải nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi tốt để trẻ cảm thấy dễ chịu.
Trang bị các phụ kiện bảo hộ
Ngoài quần áo thì việc trang bị các phụ kiện bảo hộ cũng rất quan trọng. Ba mẹ nên sắm cho con các phụ kiện đi xe đạp để đảm bảo sự an toàn và tránh tối đa các sự cố nguy hiểm như: Mũ bảo hiểm, găng tay, giày, tấm lót khuỷu tay, khuỷu chân, bảo hộ đầu gối, kính mát…
Cho bé tập xe đạp ở những nơi an toàn
Tránh tập xe đạp cho bé ở những nơi đông người, nhiều xe cộ qua lại. Vì xe đạp trẻ em quá thấp và bé chưa thể kiểm soát tốt chiếc xe đạp của mình nên dễ xảy ra va chạm. Thay vào đó, ba mẹ nên chọn các khu vực vắng vẻ như sân nhà, sân công viên… để đảm bảo an toàn và hiệu quả luyện tập.
Thời gian vận động vừa đủ
Mặc dù việc tập luyện và đi xe đạp rất tốt nhưng phải phù hợp với thể trạng. Nhiều khi bé ham chơi nên vận động quá sức. Ba mẹ cần chú ý lượng vận động, quan sát thay đổi trong tình hình cơ thể của con
Chú ý tư thế đạp xe của bé
Thêm một vấn đề ba mẹ cần lưu ý khi bé đạp xe là tư thế phải chuẩn. Đầu tiên, xe đạp phải có chiều cao yên xe và tay lái phù hợp với vóc dáng của bé. Điều này tránh gây ra các tổn thương cho cơ thể bé khi tập luyện.
Bên cạnh đó, khi đạp lên bàn đạp, vị trí của chân phải đúng, sử dụng lực chân đều, tránh cho khớp bị đau. Be cũng nên thay đổi vị trí nắm tay nắm thường xuyên, điều chỉnh tốc độ đi nhanh hay chậm.